2010年11月20日 星期六

Ý nghĩa của RAID

RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đă có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà c̣n giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:
1. RAID 0
Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đ̣i hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể h́nh dung ḿnh có 100MB dữ liệu và thay v́ dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lư thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa th́ tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ v́ như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc th́ thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều.
Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.
2. RAID 1
Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đ̣i hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ c̣n lại sẽ tiếp tục hoạt động b́nh thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có ǵ ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lư nhiều thông tin quan trọng th́ hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nh́n thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
3. RAID 0+1
Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính v́ thế mà hệ thống RAID kết hợp 0+1 đă ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai "đàn anh". Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB th́ lượng dữ liệu "thấy được" là (4*80)/2 = 160GB.
4. RAID 5
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn pḥng và gia đ́nh với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, c̣n đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó tŕnh tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB th́ dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
5. JBOD
JBOD (Just a Bunch Of Disks) thực tế không phải là một dạng RAID chính thống, nhưng lại có một số đặc điểm liên quan tới RAID và được đa số các thiết bị điều khiển RAID hỗ trợ. JBOD cho phép bạn gắn bao nhiêu ổ đĩa tùy thích vào bộ điều khiển RAID của ḿnh (dĩ nhiên là trong giới hạn cổng cho phép). Sau đó chúng sẽ được "tổng hợp" lại thành một đĩa cứng lớn hơn cho hệ thống sử dụng. Ví dụ bạn cắm vào đó các ổ 10GB, 20GB, 30GB th́ thông qua bộ điều khiển RAID có hỗ trợ JBOD, máy tính sẽ nhận ra một ổ đĩa 60GB. Tuy nhiên, lưu ư là JBOD không hề đem lại bất cứ một giá trị phụ trội nào khác: không cải thiện về hiệu năng, không mang lại giải pháp an toàn dữ liệu, chỉ là kết nối và tổng hợp dung lượng mà thôi

2010年11月5日 星期五

Bài Lab Hướng Dẫn Cấu Hình NAT Overload(PAT)

CẤU HÌNH NAT OVERLOAD (PAT)

I.Giới thiệu.
Với thực trạng địa chỉ IP v4 đang dần cạn kiệt va việc phát triển sang IP v6 còn nhiều khó khăn thì một trong những giải pháp tiết kiệm địa chỉ đó la NAT, với Nat chúng ta có thể sử dụng một hoặc rất ít địa chỉ Public khi ra ngoài Internet thay cho dải địa chỉ Private rất lớn trong mạng của mình.
Có các dạng Nat như sau:
+ Nat overload -> Nat nhiều địa chỉ private thanh 1 địa chỉ public khi đi ra ngoài
+ Nat static -> Nat một địa chỉ private thành một địa chỉ Public khi đi ra ngoài
+ NAT Dynamic-> NAT dải địa chỉ private thành 1 dải public khi đi ra ngoài


II. Mô hình.

III. Yêu cầu.
1. Cấu hình Cơ bản
1.1 Cấu hình khởi tạo cho các thiết bị mạng.
- đặt tên
- cấu hình Banner mote
- cấu hình password cho console, telnet, Privileged.
Password console: itn
Password telnet: itn
Password Privileged: itn
1.2. Cấu hình các interface của router.
- cấu hình địa chỉ IP
- cấu hình description
- cấu hình enable các interface
1.3. cấu hình default route trên Router1 và static route trên Router2.
1.4. Kiểm tra
- kiểm tra các interface đã up hay chưa.
- cấu hình đúng hay chưa
- kiểm tra bảng định tuyến.
2. Cấu hình Nat Overload (PAT)
2.1. cấu hình NAT
- tạo Access-list chỉ định dải địa chỉ được NAT
- cấu hình cho phép dải địa chỉ 192.168.2.0/24 nat ra ngoài thành một địa chỉ global
- cấu hình xác định các cổng in và out của router
2.2. Kiểm tra
- kiểm tra cấu hình, dùng câu lệnh Show Running-config để kiểm tra các câu lệnh cấu hình
- dùng lệnh ping mở rộng dùng nguồn từ 192.168.2.1 đến 192.168.1.1, dùng lệnh debug ip nat để kiểm tra địa chỉ chuyển đổi như thế nào
- Để xem bảng chuyển đổi NAT trên Router1 dùng lệnh show ip nat tranlation.
- Một số lệnh kiểm tra khác
Show ip nat statistics : Hiển thị số phiên đang chuyển dịch và đã chuyển dịch khi thực hiện NAT.

Show ip nat translations: Các phiên NAT đang diễn ra; Protocol of the packet translated; inside global address , outside local address, outside global address và inside local address.

Show ip nat translations verbose : giống lệnh trên nhưng chi tiết hơn

clear ip nat translation : Xóa tất cả các phiên NAT

clear ip nat statistics : xóa tất cả các counters của thống kê NAT

debug ip nat : Xem tiến trình của các phiên NAT.

IV. Cấu hình chi tiết
1. cấu hình cơ bản
1.1 Router 1

1.1.1 cấu hình khởi tạo
Cấu hình đặt tên
Router>enable
Router#configure terminal
Router(config)#hostname Router1
Router1(config)#

cấu hình Banner mote
Router1(config)#banner motd " Router_1 "

cấu hình console
Router1(config)#line console 0
Router1(config-line)#password itn
Router1(config-line)#login
Router1(config-line)#exit

cấu hình telnet
Router1(config)#line vty 0 4
Router1(config-line)#password itn
Router1(config-line)#login
Router1(config-line)#exit

cấu hình password privileged
Router1(config)#enable secret itn

Cấu hình các interface của router

Router1(config)#interface serial 1/0
Router1(config-if)#ip address 203.162.1.17 255.255.255.252
Router1(config-if)#description ket noi toi router 2
Router1(config-if)#clock rate 64000
Router1(config-if)#no shutdown
Router1(config-if)#exit


Router1(config)#interface fastEthernet 2/0
Router1(config-if)#ip address 192.168.2.1 255.255.255.0
Router1(config-if)#description ket noi toi lan
Router1(config-if)#no sh
Router1(config-if)#exit

cấu hình default router cho router.
Router1(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 s1/0 trỏ ra cổng s1/0


1.2.Router 2
1.2.1. cấu hình khởi tạo
Cấu hình đặt tên
Router>enable
Router#configure terminal
Router(config)#hostname Router2
Router2(config)#

cấu hình Banner mote
Router2(config)#banner motd " Router_2 "


cấu hình console
Router2(config)#line console 0
Router2(config-line)#password itn
Router2(config-line)#login
Router2(config-line)#exit

cấu hình telnet
Rouer2(config)#line vty 0 4
Router2(config-line)#password itn
Router2(config-line)#login
Router2(config-line)#exit

cấu hình password privileged
Router2(config)#enable secret itn

Cấu hình các interface của router

Router2(config)#interface serial 1/0
Router2(config-if)#ip address 203.162.1.18 255.255.255.252
Router2(config-if)#description ket noi toi router 1
Router2(config-if)#clock rate 64000
Router2(config-if)#no shutdown
Router2(config-if)#exit


Router2(config)#interface lo0
Router2(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
Router2(config-if)#description vitual lan
Router2(config-if)#exit

cấu hình static route đối với Router2
Router2(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 203.162.1.17

1.3. kiểm tra
Kiểm tra xem các interface đã được cấu hình đúng chưa sử dụng câu lệnh
Router1#show ip interface brief
kiểm tra xem các cấu hình bên trên đã đúng chưa sử dụng câu lệnh
Router1#show running-config
Kiểm tra bảng định tuyến show ip route và ping thử để xem, mạng đã thông hay chưa.


2. cấu hình Nat địa chỉ trên Router1
2.1 cấu hình NAt
Tạo Access-list chỉ định dải địa chỉ được Nat
Router1(config)#access-list 1 permit 192.168.2.0 255.255.255.0

Cấu hình cho phép Nat ra thành một địa chi Global
Router(config)#ip nat inside source list 1 interface s1/0 overload

Cấu hình xác đinh chiều in và out của Nat
Router(config)#int f2/0
Router(config-if)#ip nat inside
Router(config-if)#exit
Router(config-if)#int s1/0
Router(config-if)#ip nat outside
Router(config-if)#exit



2.2. kiểm tra cấu hình Nat


- Ping

R2#ping
Protocol [ip]:
Target IP address: 192.168.2.1
Repeat count [5]:
Datagram size [100]:
Timeout in seconds [2]:
Extended commands [n]: y
Source address or interface: 192.168.1.1
Type of service [0]:
Set DF bit in IP header? [no]:
Validate reply data? [no]:
Data pattern [0xABCD]:
Loose, Strict, Record, Timestamp, Verbose[none]:
Sweep range of sizes [n]:
Type escape sequence to abort.
Sending 5, 100-byte ICMP Echos to 172.16.0.3, timeout is 2 seconds:
!!!!!
Success rate is 100 percent (5/5), round-trip min/avg/max = 1/2/4 ms

- Dùng lệnh Show ip nat translations để theo dõi Các phiên NAT đang diễn ra; Protocol of the packet translated; inside global address , outside local address, outside global address và inside local address.

Router1# show ip nat translations
Pro Inside global Inside local Outside local Outside global
--- 171.68.1.1 171.68.1.1 171.68.16.10 172.16.88.1
--- --- --- 171.68.16.10 172.16.88.1

V. Lưu cấu hình vào NVRam
Sau khi hoàn tất các bước cấu hình và kiểm tra đúng ta tiến hành lưu cấu hình hiện tại vào NVRam
Router1# Copy running-config Startup-config
Router1# Copy running-config Startup-config

END

Config NAT Overload

Mô tả

–Cơ chế cho phép chuyển đổi tất cả địa chỉ IP thành 01 địa chỉ Global (địa chỉ IP thật ), cơ chế này sẽ giảm số địa chỉ IP thật. Các địa chỉ trong sẽ được phân biệt dựa trên port number.

–RouterA đựơc cấu hình NAT và sẽ tự động chuyển dịch bất kỳ địa chỉ IP trong nao (10.1.1.0) thành 195.1.1.4

Cấu hình

RouterA
!
hostname RouterA
!
ip nat pool globalpool 195.1.1.1 195.1.1.1 netmask 255.255.255.0 <- Định nghĩa dãy địa chỉ IP được NAT ra ngoài
ip nat inside source list 1 pool globalpool overload <- Cho phép nhiều địa chỉ bên trong được chuyểm dịch ra cùng 01 địa chỉ ngoài
!
interface Ethernet0
ip address 10.1.1.1 255.255.255.0 secondary
ip address 10.1.1.2 255.255.255.0 secondary
ip address 10.1.1.3 255.255.255.0 secondary
ip address 10.1.1.4 255.255.255.0 secondary
ip address 10.1.1.5 255.255.255.0
ip nat inside <- Định nghĩa cổng trong
!
interface Serial0
ip address 195.1.1.4 255.255.255.0
ip nat outside <- Định nghĩa cổng ngoài
!
no ip classless
ip route 152.1.1.1 255.255.255.255 Serial0
access-list 1 permit 10.1.1.0 0.0.0.255 <- Định nghĩa lớp IP trong được phép chuyển dịch ra ngoài. Ta có thể định nghĩa 1 hay nhiều IP
!
line con 0
line vty 0 4
login
!
end

RouterB
!
hostname RouterB
!
enable mật khẩu cisco
!
interface Ethernet0/0
ip address 152.1.1.1 255.255.255.0
!
interface Serial0/0
ip address 195.1.1.10 255.255.255.0
clock rate 500000
!
line con 0
line aux 0
line vty 0 4
mật khẩu cisco
login

Kiểm tra

Từ Router A , thực hiện lệnh ping mở rông đến RouterB (195.1.1.3), source từ 10.1.1.1 và 10.1.1.2. Kiểm tra chuyển dịch bằng lệnh debug ip nat (cả 2 địa chỉ này sẽ được chuyển dịch thành 195.1.1.1).

NAT: s=10.1.1.1->195.1.1.1, d=195.1.1.3 [5]
NAT: s=10.1.1.2->195.1.1.1, d=195.1.1.3 [10]

Để xem bảng chuyển đổi NAT trên RouterA dùng lệnh show ip nat tranlation. Lưu ý port number sau mỗi địa chỉ IP. Số thứ tự các port này là “chìa khóa” để chuyển các gói đúng về địa chỉ IP inside local.

RouterA#show ip nat translations
Pro Inside global Inside local Outside local Outside global
icmp 195.1.1.1:9 10.1.1.2:4 195.1.1.3:4 195.1.1.3:9
icmp 195.1.1.1:8 10.1.1.2:3 195.1.1.3:3 195.1.1.3:8
icmp 195.1.1.1:7 10.1.1.2:2 195.1.1.3:2 195.1.1.3:7
icmp 195.1.1.1:6 10.1.1.2:1 195.1.1.3:1 195.1.1.3:6
icmp 195.1.1.1:5 10.1.1.2:0 195.1.1.3:0 195.1.1.3:5
icmp 195.1.1.1:4 10.1.1.1:4 195.1.1.3:4 195.1.1.3:4
icmp 195.1.1.1:3 10.1.1.1:3 195.1.1.3:3 195.1.1.3:3
icmp 195.1.1.1:2 10.1.1.1:2 195.1.1.3:2 195.1.1.3:2
icmp 195.1.1.1:1 10.1.1.1:1 195.1.1.3:1 195.1.1.3:1
icmp 195.1.1.1:0 10.1.1.1:0 195.1.1.3:0 195.1.1.3:0

->Một số lệnh kiểm tra khác

Show ip nat statistics : Hiển thị số phiên đang chuyển dịch và đã chuyển dịch khi thực hiện NAT.

Show ip nat translations: Các phiên NAT đang diễn ra; Protocol of the packet translated; inside global address , outside local address, outside global address và inside local address.

Show ip nat translations verbose : giống lệnh trên nhưng chi tiết hơn

clear ip nat translation : Xóa tất cả các phiên NAT

clear ip nat statistics : xóa tất cả các counters của thống kê NAT

debug ip nat : Xem tiến trình của các phiên NAT

Lý thuyết Nat, cấu hình Nat TRÊN THIẾT BỊ ROUTER

1. Giới thiệu

NAT (Network Address Translation) là một chức năng của Router, cho phép chuyển dịch từ một địa chỉ IP này thành một địa chỉ IP khác. Thông thường NAT được dùng để chuyển dịch từ địa chỉ IP private sang IP public, cho phép các host từ mạng bên trong truy cập đến mạng công cộng (internet). Vị trí thực hiện NAT là nơi (router) kết nối giữa hai mạng.

Địa chỉ private và địa chỉ public

· Địa chỉ private
Được định nghĩa trong RFC 1918
10.0.0.0 – 10.255.255.255
172.16.0.0 – 172.31.255.255
192.168.0.0 – 192.168.255.255
· Địa chỉ public
Các địa chỉ còn lại. Các địa chỉ public là các địa chỉ được cung cấp bởi các tổ chức có thẩm quyền

2. Static NAT
Giới thiệu
Static NAT được thiết kế để ánh xạ một địa chỉ IP này sang một địa chỉ khác, thông thường là từ một địa chỉ nội bộ sang một địa chỉ công cộng và quá trình này được cài đặt thủ công, nghĩa là địa chỉ ánh xạ và địa chỉ được ánh xạ được chỉ định rõ ràng tương ứng duy nhất.
Static NAT rất hữu ích trong trường hợp những host cần phải có địa chỉ cố định để truy cập từ internet. Những host này có thể là những public server: mail server, web server,....

Cấu hình static - NAT
Các lệnh được sử dụng trong cấu hình Static-NAT:
Router(config)#ip nat inside source static local_ip global_ip
Router(config-if)#ip nat inside
Router(config-if)#ip nat outside
Ý nghĩa các câu lệnh:
- Thiết lập mối quan hệ chuyển đổi giữa địa chỉ nội bộ bên trong và địa chỉ đại diện bên ngoài.
Router(config)#ip nat inside source static local-ip global-ip
- Xác định interface kết nối vào mạng bên trong
Router(config-if)#ip nat inside
- Xác định interface kết nối ra mạng công cộng bên ngoài
Router(config-fi)#ip nat outside
Ví dụ:

Cấu hình trên Router:
Router(config)#ip nat inside sourece static 10.1.1.2 172.69.68.10
Router(config)#interface Ethernet 0
Router(config-if)#ip nat inside
Router(config)#interface ****** 0
Router(config-if)#ip nat outside

2. Dynamic NAT
Giới thiệu
Dynamic NAT được thiết kế để ánh xạ một địa chỉ IP này sang một địa chỉ khác một cách tự động, thông thường là ánh xạ từ một địa chỉ private sang một địa chỉ public. Bất kỳ một địa chỉ IP nào nằm trong dải địa chỉ IP công cộng (public) đã được định trước đều có thể được gán cho một host bên trong mạng (private).

Cấu hình Dynamic NAT
- Các câu lệnh dùng trong dynamic NAT
Router(config)#ip nat pool name start_ip end_ip { netmask netmask | prefix-length prefix-length }
Router(config)#access-list access-list-number permit source [source-wildcard]
Router(config)#ip nat inside source list access-number pool pool-name
Ý nghĩa sử dụng của các câu lệnh như sau:
- Xác định dải địa chỉ đại diện bên ngoài (public): các địa chỉ NAT
Router(config)# ip nat pool name start-ip end-ip [netmask netmask/prefix-length prefix-length]
- Thiết lập ACL cho phép những địa chỉ nội bộ bên trong (private) nào được chuyển đổi : các địa chỉ được NAT
Router(config)# access-list access-list-number pertmit source [source-wildcard]
-Thiết lập mối quan hệ giữa địa chỉ nguồn đã được xác định trong ACL với dải địa chỉ đại diện ra bên ngoài
Router(config)# ip nat inside source list access-list-number pool name
- Xác định interface kết nối vào mạng nội bộ
Router(config-if)# ip nat inside
- Xác định interface kết nối ra bên ngoài
Router(config-if)#ip nat outside
Ví dụ:

3. NAT Overload

Giới thiệu
NAT Overload là một dạng của Dynamic NAT, nó thực hiện ánh xạ nhiều địa chỉ private thành một địa chỉ public (many – to – one) bằng cách sử dụng các chỉ số port khác nhau để phân biệt từng chuyển dịch. NAT Overload còn có tên gọi là PAT (Port Address Translation).

PAT sử dụng số port nguồn cùng với địa chỉ IP riêng bên trong để phân biệt khi chuyển đổi. Số port được mã hóa 16 bit, do đó có tới 65536 địa chỉ nội bộ có thể được chuyển đổi sang một địa chỉ công cộng.

Cấu hình NAT Overload
- Dạng 1: Sử dụng chung một địa chỉ IP công cộng duy nhất.
Router(config)#access-list access-number permit source source-wildcard
Router(config)#ip nat inside source list access-list-number interface interface overload

- Dạng 2: ISP cung cấp nhiều địa chỉ IP công cộng
Xác định dãy địa chỉ bên trong cần chuyển dịch ra ngoài (private ip addresses range)
Router(config)# access-list access-list-number permit source source-wildcard

Xác định dãy địa chỉ sẽ đại diện ra bên ngoài (public ip addresses pool)
Router(config)# ip nat pool name start-ip end-ip [netmask netmask/prefix-length prefix-length]

Thiết lập chuyển dịch động từ các địa chỉ bên trong thành địa chỉ bên ngoài
Router(config)# ip nat inside source list acl-number pool name overload

Xác định interface inside và outside
Đối với interface inside: router(config-if)#ip nat inside
Đối với interface outside: router(config-if)#ip nat outside